Quy trình sơn tĩnh điện của nhôm thanh định hình và 4 ưu điểm quan trọng
Quy trình sơn tĩnh điện của nhôm thanh định hình và 4 ưu điểm quan trọng
Sơn tĩnh điện không chỉ là một phương pháp phổ biến trong công nghiệp và xây dựng mà còn là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ bề mặt kim loại khỏi ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy nhiều người vẫn thắc mắc quy trình sơn tĩnh điện đem lại hiệu quả như thế? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào quy trình sơn tĩnh điện nhôm định hình chuẩn, ưu điểm của sơn tĩnh điện và lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho quá trình này.
1. Quy trình sơn tĩnh điện là gì?
Nhôm là vật liệu quen thuộc hiện nay với đặc tính là kim loại dễ bị ăn mòn bề mặt nếu chưa được xử lý. Chính vì thế mà việc sơn bảo vệ bề mặt sơn là vô cùng cần thiết để tránh tình trạng thanh nhôm bị oxy hóa, ăn mòn.
Sơn tĩnh điện là quá trình phủ một lớp sơn bột tĩnh điện (hỗn hợp từ các hạt nhựa, bột màu nghiền mịn và các chất phụ gia khác) lên bề mặt vật liệu thông qua súng phun sơn có gắn điện cực. Sở dĩ gọi tên là sơn tĩnh điện vì sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo liên kết ion với bề mặt sản phẩm cần sơn phủ.
Lớp sơn bột khô khi đi qua vùng tích điện ở đầu súng sẽ được tích một điện tích dương (+) sẽ bám chặt vào bề mặt vật liệu đã tích điện tích âm (-) nhờ lực hút tĩnh điện cho đến khi bị nóng chảy trong lò xử lý tạo thành một lớp phủ mịn bảo vệ. Do đây là một dạng liên kết ion nên bột sơn có độ bám dính rất tốt và bền, bột sơn được rải đều quanh bề mặt vật liệu, kể cả các khu vực bị khuất, tạo nên lớp phủ bề mặt bền đẹp, có tính thẩm mỹ cao.
2. Quy trình sơn tĩnh điện đạt chuẩn gồm những công đoạn nào?
Quy trình sơn tĩnh điện đạt chuẩn gồm 2 công đoạn chính là: Tiền xử lý bề mặt và quá trình phun sơn tĩnh điện. Bên cạnh đó, công đoạn phụ: Sấy, kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Trong từng công đoạn lại có nhiều bước nhỏ khác nhau, cụ thể như sau:
Bước 1 – Xử lý bề mặt:
Quy trình Cromat là xử lý bề mặt qua bể nước, hoá chất để tẩy rửa dầu, đánh sạch các vụn nhôm vẫn còn sót trên bề mặt sản phẩm. Có tác dụng làm sạch bề mặt, tạo nền tảng cho lớp sơn bám dính bền chắc hơn.
Lưu ý: Nếu bề mặt sản phẩm bị bám bẩn trong đó có dầu mỡ, sạn bụi, mặt nhôm mà không làm sạch, vẫn đưa vào sơn thì bề mặt sau sơn sẽ bị sạm, rỗ, nổ, bong sơn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Do đó, trước khi sơn bắt buộc phải xử lý làm sạch bề mặt.
Bước 2 – Nhúng Crom:
Sau quá trình làm sạch, thanh nhôm được nhúng vào bể hóa chất Crom, việc làm này nhằm tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màn sơn và kim loại.
Bước 3 – Làm khô:
Sản phẩm sau khi được xử lý bề mặt cần phải được làm khô trước khi sơn, sử dụng phương pháp làm khô bằng hơi nước để rút ngắn thời gian, đảm bảo độ bám dính của bột sơn và nhôm.
Bước 4 – Phun sơn:
Đây chính là bước quan trọng nhất của quy trình sơn tĩnh điện. Do đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột nên độ bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện. Lượng bột sơn dư có thể tái sử dụng cho lần sơn sau, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi sử dụng súng phun, bột sơn được trải đều trên bề mặt sản phẩm. Quy trình này được thực hiện trong buồng phun sơn được điều khiển tự động bằng máy tính.
Bước 5 – Sấy:
Đây là công đoạn cuối cùng cho quy trình sơn tĩnh điện, thanh nhôm sau khi phun sơn sẽ được đưa vào buồng sấy trong khoảng 10 phút dưới nhiệt độ từ 200-215 độ C đối với tất cả các loại sơn ( đối với sơn phủ vân gỗ nhiệt độ sẽ là 215-230 độ C).
Bước 6 – Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm lỗi, chỉ đóng gói, dán tem nhãn những sản phẩm đạt chuẩn. Việc kiểm tra được thực hiện liên tục trước trong và sau khi sơn tĩnh điện. Công đoạn này còn tùy thuộc vào loại mặt hàng gia công và nhu cầu thực tế của khách hàng. Nhìn chung, sẽ bao gồm những bước kiểm tra sau:
-
Kiểm tra độ dày lớp cromat tạo chân sơn: Loại bỏ những sản phẩm có lớp cromat không đều, không lên màn, quá dày hoặc quá mỏng gây ảnh hưởng đến chất lượng chân sơn.
-
Kiểm tra độ bám dính màng sơn: Quy trình này nhằm mục đích kiểm tra độ bám dính, phủ đều của sơn lên bề mặt sản phẩm.
-
Kiểm tra độ dày sơn: Độ dày lớp sơn quyết định đáng kể đến chất lượng của sản phẩm. Độ dày này cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra.
-
Kiểm tra độ bóng và lệch màu giữa các lô sơn: Những tiêu chí này ảnh hưởng đến chất lượng ngoại quan của sản phẩm nên cần được kiểm tra kỹ càng.
Bằng việc thực hiện quy trình sơn tĩnh điện hợp lý, đúng tiêu chuẩn trên, công việc kiểm tra sẽ thuận tiện hơn. Với hệ thống sơn tĩnh điện tự động hóa sẽ gia tăng hiệu quả
Bước 7 – Đóng gói sản phẩm.
Thanh nhôm sau khi được sơn phủ tĩnh điện và kiểm tra chất lượng thì sẽ được dán băng keo bảo vệ bề mặt. Các thanh nhôm sẽ được xếp đóng từng bó có bọc nilon theo quy cách bao gói đã định trước, cân trọng lượng, dán tem mã vạch đầu bó và cuối cùng nhập kho hoàn thiện.
3. 05 lưu ý quan trọng khi sơn tĩnh điện
Hội tụ và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được sử dụng nhiều và rộng rãi hơn so với công nghệ sơn thông thường. Để quy trình sơn tĩnh điện đạt hiệu quả cao nhất, ngoài việc tuân thủ đúng quy trình ở trên, còn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
-
Xử lý bề mặt vật liệu trước khi tiến hành phun bột sơn: Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, giúp tẩy bỏ dầu mỡ, bụi bẩn và làm sạch bề mặt sản phẩm, tăng khả năng bám dính của lớp sơn tĩnh điện tốt hơn.
-
Tiêu chuẩn về buồng chứa bột: Buồng chứa phải được thiết kế với kích thước các cửa ra vào phù hợp và thông thoáng khí nhưng không quá mạnh khiến quá trình lắng đọng và lưu giữ bột bị gián đoạn.
-
Sử dụng bột lớp: Một số hiện tượng như bong bóng khí, da sần xuất hiện trong quá trình photphat hóa có thể ảnh hưởng đến thành phẩm, do đó cần phải lưu ý khi dùng bột lớp polyester.
-
Sử dụng bột Epoxy: Loại bột này giúp tăng khả năng kháng ăn mòn cho sản phẩm vô cùng tốt.
-
Kiểm tra thiết bị phun sơn thường xuyên: Chỉ với khoảng 5 – 10 phút kiểm tra là bạn đảm bảo được chất lượng thành phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn lao động cho thợ gia công.
4. 04 ưu điểm nổi bật của sơn tĩnh điện
Hiện nay, phương pháp sơn tĩnh điện được nhiều nhà máy, đặc biệt là công nghiệp nhôm hết sức ưa chuộng vì phương pháp này có những ưu điểm nổi bật điển hình như sau:
- Giúp tiết kiệm chi phí vì bột sơn chưa bám trên vật liệu hoàn toàn có thể thu lại để tái sử dụng được nhiều lần mà không hề làm giảm chất lượng, điều này mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tuổi thọ của những sản phẩm được sơn tĩnh điện cao, độ bền và độ bóng sáng đẹp. Sơn tĩnh điện không bị ăn mòn bởi các hóa chất oxy hóa nên bảo vệ bề mặt nhôm được hiệu quả
- Màu sắc đa dạng hiện đại, phù hợp cho nhiều công trình kiến trúc khác nhau.
- Sơn tĩnh điện không chứa chất gây ung thư có hại, không giống như các phương pháp sơn phun chất lỏng truyền thống lạc hậu khác.
5. Quy trình sơn tĩnh điện chuyên nghiệp tại Nhà máy sản xuất Nhôm XINGFAWINDOW
Tại XINGFAWINDOW, sự chăm chỉ và sáng tạo không ngừng đã tạo nên dây chuyền sơn nhôm hiện đại, nơi công nghệ và chất lượng gặp nhau. Dây chuyền sơn tỉnh điện XINGFAWINDOW đạt tiêu chuẩn sơn của Akzonobel Hà Lan với hệ thống sử dụng 48 súng Wagner (Đức).
Đảm bảo không chứa chất gây ung thư có hại. Mỗi thanh nhôm sau quá trình sơn đều được kiểm tra chất lượng, bề mặt sơn, độ bám dính, độ va đập và độ dẻo của màng sơn. Ngoài ra, nó còn giúp tiết kiệm được chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt, độ bền màu của NHÔM XINGFAWINDOW được bảo hành lên đến 25 năm sử dụng là một điểm mạnh không thể phủ nhận. Sự bền bỉ và ổn định của sản phẩm không chỉ là lời hứa mà còn là hiện thực, đưa đến trải nghiệm tuyệt vời và an tâm cho người sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết.
NHÔM XINGFAWINDOW cam kết không chỉ mang đến chất nhôm bền bỉ, mà còn bền màu vững chắc, mang đến sự hài lòng và niềm tin tuyệt đối cho quý khách hàng.